Hotline: 0868 140984

Tất tần tật về Trà: hiểu Trà và thưởng thức Trà

04/04/2021
Tất tần tật về Trà: hiểu Trà và thưởng thức Trà
Trà là một thói quen có tự ngàn đời. Thưởng trà là tập tục không thể thiếu trong sinh hoạt của người xưa Có thể nói, Trung Quốc là cái nôi của trà và văn hoá thưởng thức trà. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn là thuốc hay thảo dược dùng để chữa bệnh hoặc bổ trợ sức khoẻ. Việc thưởng trà cũng là một nghệ thuật. Để pha được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là chọn tìm được nguyên liệu tốt. mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.
Người Trung Quốc uống trà đã có hơn 4 nghìn năm lịch sử, trong sinh họat hằng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu một loại nước giải khát đó là trà,
chắc chúng ta đã từng nghe: “củi đóm, gạo dầu, muối, tương, dấm và trà” để thấy được rằng, Trà là một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống. Còn với Việt Nam hay các quốc gia đang dùng trà trên Thế giới đều có điểm chung, chính là dùng trà như một món đồ uống để đón khách, tiễn khách, hay trong nghi lễ, những buổi sự kiện quan trọng thể hiện sự trang trọng, gần gũi, tâm giao, quý mến và uống trà với nhau để thể hiện sự chân thành giữa người pha trà và khách uống trà.
 Để hiều trà và thưởng thức trà, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu văn hoá trà của Trung quốc để từ đó suy rộng ra hay so sánh trà và thưởng thức trà ở Việt Nam để thấy được sự thú vị như thế nào

1. Trà và thưởng thức trà Trung Quốc

trà và thưởng thức trà 
Tương truyền, trước năm 280, ở miền Nam Trung Quốc có một nước nhỏ gọi là nước Ngô, mỗi khi nhà vua thết tiệc các đại thần, thường ép các đại thần uống rượu cho say mềm. Trong số các đại thần có một đại thần tên là Vĩ Siêu không uống được nhiều rượu, nhà vua cho phép ông ta uống trà thay rượu. Từ đó về sau, các quan văn bắt đầu dùng trà để tiếp khách. Đến đời nhà Đường, uống trà đã trở thành thói quen của mọi người.
Cũng có ghi chép rằng, thói quen này còn có liên quan đến Phật giáo. Vào khoảng năm 713 đến năm 741, lúc đó các sư sãi và các tín đồ trong nhà chùa do ngồi tụng kinh trong thời gian dài, thường hay ngủ ngật và ăn vặt, nhà sư liền nghĩ ra cách cho họ uống trà cho tỉnh táo, từ đó, biện pháp này được lưu truyền đi khắp nơi.
Trong khi đó, những gia đình giàu có của nhà Đường, còn mở phòng chuyên pha trà, thưởng thức trà và đọc sách, gọi là phòng trà. Năm 780, ông Lục Vũ chuyên gia về trà của nhà Đường đã tổng kết kinh nghiệp trồng trà, làm trà và uống trà, viết cuốn sách về trà đầu tiên của Trung Quốc với tựa đề: “Kinh nghiệm về trà”. Ông được người đời tôn là Thánh trà.
Trong đời nhà Tống, nhà vua Tống Huy Tôn dùng tiệc trà để thết các đại thần, tự tay pha trà; Trong Hoàng cung đời nhà Thanh, không những uống trà, mà còn dùng trà tiếp khách nước ngoài.
Ngày nay, hàng năm vào những ngày tết quan trọng như : tết dương lịch hoặc tết xuân vv…,có một số cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tiệc trà.
Nếu như Trà là văn hóa, thì pha trà và uống trà là một nghệ thuật
Không chỉ đơn giản là một thói quen, thưởng trà còn được nâng lên thành một nét nghệ thuật từ cách pha trà cho đến uống trà.
Có nhiều cách để pha một ấm trà. Đơn giản thì cho trà vào tách sau đó đổ nước sôi vào chờ vài giây rồi có thể mang ra thưởng thức Nhưng để có một ấm trà ngon, thì việc chuẩn bị nguyên liệu trà, nước, ấm pha trà, và chén dùng trà cũng phải tuân theo một yêu cầu nhất định.
Trước tiên lá trà phải lựa để phơi khô phải là lá trà khỏe, tươi không bị dập nát, trải qua quá trình sơ chế, sao khô hạ thổ. Tại sao phải hạ thổ, theo lí giải của người Trung Hoa xưa, thì ngọn trà khi được hái xuống đã tiếp nhận dương khí của trời, để cân bằng âm dương, thì trà xao khô phải được hạ thổ để nhận tinh khí từ đất. Đồng nghĩa đất trời giao hòa, âm dương cân bằng.
Nước pha trà có thể là là nước giếng, nước mưa hay nước suối… Người xưa thường dùng một mạch nước nhỏ từ trong lòng núi chảy ra,hay nước từ băng tuyết tan từ những cành hoa, ngọn cây nên trà pha lên có hương vị đặc biệt khác lạ.
 trà và thưởng thức tràtrà và thưởng thức trà
 
Sử dụng ấm chén bằng đất nung, hay thuỷ tinh hoặc sứ để uống trà sẽ cho ra những vị khác biệt, nếu ấm đất, giữ nhiệt lâu hơn, tuỳ loại đất giúp bám cao trà và lưu hương trà lâu, giúp cho những lần pha sau được cộng hưởng, tạo thêm cái "ngon", cái đặc biệt cho trà. Sử dụng ấm chén thuỷ tinh hay sứ, giữ nhiệt thấp, thích hợp để thử trà mới vì như vậy mới, và những loại trà mong manh như lục trà, bạch trà búp, Long tỉnh...
Dùng chén uống trà vừa tay, có thể uống được từ 2 đến 3 ngụm trà, hiện có nhiều loại chén trà để lựa chọn, chén cao mỏng, để giữ hương lâu, dùng để thử hương...chén thấp mỏng dùng cho mùa hạ, chén dày, cao hơn dùng cho mùa đông.
Cách uống trà là không thống nhất một kiểu, mỗi vùng miền, địa phương lại có cách thưởng thức trà, có văn hóa trà đạo khác nhau.
Nếu như người Bắc Kinh thích dùng trà hoa nhài. Nhưng ghé sang Thượng Hải, Chiết Giang thì người dân tại đây lại thích uống trà xanh, Phúc Kiến thì trà đen còn người miền Nam tỉnh Hồ Nam thì lại dùng trà gừng muối để tiếp khách, Tương tự, phía Bắc trung quốc uống trà đậm, ưa vị chát thì phía Nam lại ưa vị nhạt. Một điều thú vị là ở trung hoa hiện nay, người ta thường dùng nhất một loại trà thay nước, kể cả dùng cùng bữa ăn thay rượu là hồng trà, và trà Phổ nhĩ. Ngay cả những nơi sản sinh ra ấm trà tử sa vang danh vùng Nghi Hưng, họ cũng vẫn ưa chuộng loại trà này dù đất khoáng làm ra ấm có là loại đất gì đi nữa.
Về nghi lễ dùng trà thì không có sự thống nhất. Như tại Bắc Kinh nếu bạn là người được mời trà thì một vị khách như mình nên đứng dậy tay đỡ chén trà, sau khi nói cảm ơn thì mới uống. Còn ở khu vực Quảng Đông bạn nêm khum tay lại để đón nhận ly trà từ chủ nhà sau đó gõ gõ 3 lần vào bàn để thể hiện sự cảm ơn. Đây là một hình thức bắt đầu từ đời vua Khang Hy khi cải trang làm thứ dân đi vi hành và khi rót trà cho bá quan văn võ mọi người đều không tiện khấu đầu cảm ơn nên đã gõ 3 lần vào bàn thay cho khấu đầu cảm ơn. Từ đó cách thức này dùng để cảm ơn khi ai đó gắp thức ăn hay mời trà.

Tại sao nói thưởng trà là một nghệ thuật?


trà và thưởng thức trà
Đặc điểm trong văn hoá thưởng trà trung hoa hiện nay, đó là không gian thưởng trà luôn yên tĩnh, bàn trà hay kệ gỗ đều được đóng trau chuốt tỉ mỹ, để trưng lên những chiếc ấm trà hoàn hảo từ nghệ nhân làm ấm Nghi hưng. Xung quanh sẽ treo thư pháp, câu đối..bàn trà đầy đủ dụng cụ pha trà, một lư trầm toả khói thơm chính là đặc điểm mà hiện nay nhiều nơi cũng học hỏi theo trong đó có Việt Nam.
Thưởng trà của người xưa không đơn giản chỉ là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà mà tương tư về kiếp nhân sinh, thưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại đôi điều về lời dạy của cổ nhân, đôi khi tức cảnh sinh tình mà đưa ra câu đối, hoặc vì ngẫu hứng mà nghe đàn tì bà hay cổ cầm.
Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã đến thanh khiết.

Trà và Đạo hàm nghĩa thâm sâu

Trà Đạo đòi hỏi khá phức tạp từ khâu dụng cụ tới cách pha chế, hay tâm tính của người pha chế trà.Về sự phức tạp của văn hóa trà đạo thì phải kết hợp nhiều công đoạn khác nhau như rửa trà, tráng ly, lọc trà rồi rót trà. Mùi cũng như hương vị của trà sẽ quyết định tất cả, đó là điều quan trọng nhất để bạn có thể đánh giá một tách trà có ngon hay là không? Chén uống trà cũng chỉ dùng với loại nhỏ chứa khoảng 2 ngụm nước. Ấm pha trà thông thường là làm từ đất sét tráng men. Với một lượng trà vừa đủ không nhiều, không ít rồi tùy vào từng loại trà mà kết hợp với nhiệt độ nước phù hợp mà pha. Có loại nước phải thật nóng nhưng có loại chỉ cần đủ ấm là có thể pha được. Có loại thì cần phải chờ cho nước ngấm vị trà mới mang ra uống nhưng có loại thì không cần để ngấm lâu…
Thời Trung Hoa cổ xưa, Đạo hiện diện  trong tất cả các ngành nghề, và con người  lấy Đạo làm gốc, do vậy mà Đạo thấm đẫm trong từng việc nhỏ của sinh hoạt con người. 
Lão Tử thời cổ đại từng nói: “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo”. (Tạm dịch: Gọi là Đạo cũng được, nhưng là Đạo phi thường; con đường ấy có thể đi nhưng là con đường phi thường). Còn nói: “Đại Đạo phiếm hề, kỳ khả tả hữu” (Tạm dịch: Đại Đạo tràn ngập trong mọi thứ, có thể thao túng mọi thứ). Có thể thấy rằng “Đạo” là vô xứ bất tại, không đâu là không có. Như vậy “Đạo” thực ra là gì? Trong kinh điển “Trung Dung” nổi tiếng của nhà Nho Trung Quốc có giảng: “Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vị Đạo” (Tạm dịch: Thiên mệnh là một đặc tính, thuận theo đặc tính ấy là Đạo).
Kỳ thực “Đạo” có ý nghĩa chân chính là cho chúng ta biết rằng: trong vũ trụ mọi sự vật, gồm sự vận chuyển của Thiên thể, sự sinh sôi của loài người, sự thay đổi các triều đại, vòng sinh lão bệnh tử của đời người, chúng đều là theo Đạo mà vận hành, đều là có quy luật nhất định. Thành, Trụ, Hoại, Diệt ấy đều là quy luật của vũ trụ. Cho nên con người có thể “Phản bổn quy chân”, trở về với bản tính tiên thiên, bởi vì bản tính tiên thiên ấy là chân chính, là thiện lương, là liên thông với vũ trụ, như vậy mới có thể đạt tới cảnh giới Thiên nhân hợp nhất, Đạo pháp tự nhiên. Đó chính là “Đạo” mà người tu hành xưa kia thường hay nhắc tới.

trà và thưởng trà
Bởi vì “Đạo” thể hiện phép tắc và quy luật của vũ trụ và nhân sinh, nên người Trung Quốc xưa không tùy tiện nói về Đạo, cho rằng ấy là điều vô cùng cao thâm, không thể nói rõ ràng ra được.
Người Trung Quốc cận đại đều bị hai chữ “Mê tín” ngăn trở và rời xa “Đạo”. Không như ở Nhật Bản, trà có trà đạo, hoa có hoa đạo, hương có hương đạo, kiếm có kiếm đạo, luyện võ nghệ giao đấu cũng có nhu đạo, đài quyền đạo (teakwondo). Kỳ thực tại Trung Quốc thời cổ đại các ngành các nghề đều có “Đạo”, mọi người cũng đều có tâm cầu Đạo, cho nên người xưa nếm trà cũng có Trà Đạo.
Nghệ thuật Trà đạo là một loại nghệ thuật “Trung gian”, lấy trà làm phương tiện truyền đạt, kế thừa tinh thần của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Thời Đường có Lưu Trinh Lượng trong tác phẩm “Ẩm trà thập đức” cũng sáng suốt đưa ra: “Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí khí thanh cao”. Như vậy, Trà Đạo là gì?
Bề ngoài mà nói chính là do ở “Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”.
Tu tập Trà Đạo chính là thông qua trà đạo lục sự ấy mà chứng ngộ được tinh thần của trà đạo. Nhìn bề ngoài thì tu tập Trà Đạo có vẻ là “Kỹ năng”, nhưng cần phải tu tập Trà tâm, tiếp theo còn phải bắt đầu tu tập trà kỹ, cần phải hiểu được đạo lý này mới có thể đàm luận về Trà Đạo được.

Trà Đạo trong điều trị bệnh


trà ướp hoa bưởi
Trà thì đắng, nhưng lại là đắng có ý vị, người nếm trà từ mùi vị của trà mà thưởng thức vị đắng của nhân sinh. Mặt  khác trong Y học cổ truyền Trung Hoa, đắng bổ tâm, tức vị đắng của trà mà bổ tim huyết, vây nên mới có câu :"thuốc đắng thì giã tật".
Theo tập quán của người Trung Quốc, mùa lạnh nhiệt độ hạ xuống sâu, buộc họ phải ăn nhiều đồ cay nóng, và ăn nhiều dầu mỡ, dùng trà để cân bằng lại âm dương cơ thể, mùa hè lại khắc nghiệt, nên bào chế ra nhiều loại trà thảo mộc làm mát cơ thể.
Đặc tính của Trà cũng là đắng. Lý Thời Trân trong “Bản thảo cương mục” có viết: “Trà đắng mà tính hàn, trong âm có âm, cực kỳ tốt khi dùng để kháng lại tính hỏa, hỏa là trăm bệnh, nhờ vậy trăm bệnh tất có thể được thanh trừ”. Theo đặc tính của trà là trước đắng sau lại ngọt, trong đắng có ngọt, nhờ đó mà hiểu ra được đạo lý làm người: tiết kiệm, đạm bạc, lấy khổ làm vui.
Tâm tĩnh lặng là nét đẹp trong trà đạo. Ngày nay có nhiều phương pháp được nghiên cứu bởi nghệ nhân và được chứng minh bởi khoa học, rằng trong trà tự bản thân có tính hàn, nhưng qua nhiều cách sơ chế nên có thể mang đặc tính khác nhau. Nếu hồng trà, trà đen hay bạch trà dùng để hạn chế đồ ăn dầu mỡ, thì lục trà lại khiến con người tỉnh táo, và dùng thêm đồ ăn kèm để cân bằng âm dương trong văn hoá ẩm thực cũng là cách mà người xưa truyền lại để việc uống trà trở nên thực sự hữu ích hơn. Hãy thử một miếng mứt gừng với trà xanh, và thử miếng bánh ngọt với hồng trà, phổ nhĩ để cảm thấy sư kết hợp kỳ diệu này.
Để pha được ấm trà ngon, người pha trà phải để tâm vào từng việc làm nhỏ, người xưa thường nói: dụng tâm chế trà. Hàm ý nhắc nhở từ việc nhỏ nhất cũng cần dùng tâm ý để làm. Khi người ta tâm huyết làm nên một điều gì đó, người thưởng ngoạn cũng cảm nhận được sự tinh tế và khéo léo của người làm ra nó. Bởi vậy mà người xưa thường dùng tâm mà làm mọi việc. Tâm càng tĩnh thì làm việc hiệu quả càng tốt đẹp. Do vậy mà xưa kia người ta thường nói: trà độc. Ngụ ý không phải trong trà có độc, mà do tâm tính của người chế trà không thuần tịnh sẽ làm ra độc tố.
trà và thưởng thức trà
Trà đạo nghiên cứu “Hòa tĩnh di chân”, tức tâm tĩnh lặng  không suy tư, toan tính, nghĩ suy, đạt trạng thái tĩnh như mặt hồ, gột sạch những kiến giải sai lầm, sáng tỏ con đường phải đi để đạt Đạo.
Nói đến cái “Tĩnh Hư”, một số thiền sư cho rằng, đó là trạng thái nhập tĩnh tới mức coi thảy mọi việc đều là hư không. Trong nghệ thuật trà đạo Trung Quốc thực chất là nói về sự tĩnh lặng của thế giới tâm hồn, đến mức tĩnh lặng với mọi hoàn cảnh bên ngoài. Lấy tĩnh chế động. Chỉ cần tâm hồn của bản thân không mất đi “Hư tĩnh”, thì uống trà cũng được, nói cười cũng được, nghe nhạc cũng được, xem kịch cũng được, không có gì là không thể được.
Trước khi nếm trà, cần buông bỏ những phiền muộn, những điều cố chấp trong lòng, tĩnh tâm lại, bắt đầu tiến vào cảnh giới thẩm mỹ nếm trà, lặng lẽ lĩnh hội sắc của trà, hương của trà, vị của trà, hình tượng của trà… , từ đó mà tĩnh lặng quan sát, nghĩ lại về cuộc sống nhân sinh, bồi dưỡng tâm tính, đạt tới cảnh giới “Tĩnh Không động” trong tâm hồn, nhận thức được cái đẹp của “Tĩnh Hư”.
Trà đạo không chỉ là nghệ thuật thưởng trà mà nó chính là tu luyện
Như vậy tâm tính là vấn đề rất được coi trọng trong trà đạo, để đạt được cảnh giới của đạt Đạo thì vấn đề tâm tính phải được rèn giũa, tôi luyện.
Tu hành Trà Đạo quan trọng nhất là tu tâm dưỡng tính, từ vị đắng của trà mà nhìn thấu được nhân sinh, hiểu được rằng con người sinh ra không phải là hưởng phúc, mà chính là chịu khổ mà hành thiện, để rồi chịu khổ mà buông bỏ tham chấp bản thân, để trở về với cái tiên thiên ban đầu vốn là tốt đẹp. Sau vị đắng của trà sẽ cảm nhận được vị ngọt nơi cổ họng, đó chính là, gian khổ trong tu luyện đã qua đi, tư tưởng từng ngày thăng hoa đề cao lên trên, từ đó mà đắc Đạo, thoát khỏi luân hồi khổ đau của thế giới trần tục, tiếp cận thế giới Thần vĩ đại. Theo như Đạo gia nói: tu Đạo đắc Đạo, phản bổn quy chân.
Vì vậy mà Thần đã trao cấp cho con người trong mỗi ngành nghề, trong mỗi loại văn hóa đều có thể giúp người ta tu luyện tâm tính, nâng cao cảnh giới của sinh mệnh. Bởi vì trong mắt của Thần, con người căn bản không phải là sống tại thế gian để làm người, mà là có ý nghĩa rất thâm sâu hàm chứa bên trong.

2. Về hiểu trà và thưởng trà ở Việt Nam


trà và thưởng thức trà
Đến đây thì chắc chúng ta sẽ thấy những gì tương đồng đối với nghệ thuật thưởng trà của Trung Hoa phải không nào?
Trong những bài viết trước về lịch sử cây chè, và những ông tổ trà (đọc bài viết ở đây) thì dù Việt Nam cũng là một trong những cái nôi lớn của cây chè, nhưng TRung quốc mới thực sự là cái nôi Có bằng chứng được ghi chép tư liệu đầu tiên, cũng là cái nôi của nghệ thuật pha trà là điều không còn phải bàn cãi. Vì vậy ở mục này, Shin tea sẽ chỉ ra nét đặc trưng về trà và thưởng thức trà của người Việt mà thôi.
Cái thú vị trong văn hoá trà và cách thưởng thức trà của người Việt xưa kia ngoài thời kỳ vua chúa, quan lại sử dụng trà theo nghi lễ trang trọng, cao sang thì người Việt nói chung sử dụng trà và uống trà gắn liền với công việc đồng áng, của nền Văn minh lúa nước tự lâu đời. Khi đi ra đồng, khi ở nhà đều có một ấm trà to, và trà chỉ thường là những lá trà tươi rồi đổ nước sôi, ủ hũ trà, được giữ ấm bằng lớp vải bông, bên ngoài có thể là tre, mây hay hộp gỗ. Bởi trong trà không chỉ để giải khát mà còn giúp sảng khoái, và tỉnh táo. Khách đến nhà không trà thì rượu, đến nhà ai cũng phải có một ấm trà để mời khách, để bắt đầu những câu chuyện. Đám cưới, đám hỏi cũng luôn có trà. Hình ảnh pha trà hay rót trà mời khách đều dễ dàng bắt gặp khi đến chơi nhà bất kỳ ai trong cộng đồng cuộc sống sinh hoạt của người Việt.
trà và thưởng trà
Người Việt dù được ảnh hưởng bởi văn hoá uống trà từ Trung hoa, hay Nhật Bản, nhưng vẫn giữ được nét rất riêng và thuần Việt nếu chúng ta để ý. Cái hồn trong trà đạo của người Việt đó là sự chân thành, hào sảng, sự giản dị đôi khi xuề xoà dù bàn trà có trang bị đầy đủ, có đẹp đến đâu. Nếu "Nhất thuỷ, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh" là những yếu tố quan trọng trong văn hoá thưởng thức trà, thì người Việt luôn coi trọng yếu tố "ngũ quần anh", là những bạn trà, những câu chuyện bên bàn trà mới là yếu tố chính. Nếu thưởng thức trà hãy thưởng thức một mình theo hình thức độc ẩm, nhưng đã thưởng thức trà từ song ẩm, hay quần ẩm ở người Việt, thì dù nói về trà, về cách pha trà hay những kiến thức tất tần tật về trà và thưởng thức trà đi chăng nữa, hãy để ý yếu tố "ngũ quần anh" đối với văn hoá trà Việt quan trọng như thế nào. 
trà và thưởng thức trà
Tất nhiên, trong trà Việt vẫn ẩn chứa đạo, không phải đạo như Nhật Bản, hay Phật giáo... mà đạo ở đây là đạo làm người, đạo kính trên nhường dưới, đạo cư xử phù hợp với văn hoá người Việt... một chén trà mời bạn bè có thể vui vẻ, không câu nệ, nhưng chén trà mời ông bà, cha mẹ hay người lớn tuổi vẫn được trang trọng dâng bằng hai tay kèm câu mời. Chén trà cho con cháu với những lời răn dậy vừa gần gũi, vừa nghiêm khắc... Chén trà mừng vui, hay chia sẻ nỗi buồn đều được thể hiện một cách chân thành, nhưng tự nhiên xuất phát từ cái tâm vốn có chứ không phải là lễ nghi, tiểu tiết ép buộc. Buổi trà ngon hay dở, không nằm hoàn toàn ở trà pha, hay những yếu tố như nước, hay ấm chén pha trà, mà hoàn toàn phụ thuộc bởi yếu tố con người. Trà có thể nguội, có thể đắng, nhưng mải chuyện thì trà vẫn ngon...Cùng như Trung Quốc, Trà Việt Nam cũng thay đổi theo vị trí địa lý, con người sinh sống những nơi khác nhau. Nếu miền Bắc, miền Trung ưa chuộng trà đặc, trà chát những vị trà như trà thái nguyên, trà shan tuyết.. tiền chát hậu ngọt thì ở miền Nam, miền Tây thì trà nhạt, trà hương lại được ưa chuộng hơn. Và cách thưởng thức cũng vì thế mà khác nhau, nhưng dù ở đâu, thì vẫn giữ nét văn hoá "ngũ quần anh" trong trà Việt thể hiện rất rõ...Và đó là điều thú vị trong văn hoá thưởng thức trà Việt theo một khía cạnh khác mà Shin tea muốn chia sẻ.
  >>>Đọc thêm nhiều bài viết khác tại đây
Hãy cho Shin tea cơ hội được phục vụ quý khách và hãy
tin chọn sản phẩm từ đơn vị bán hàng có cam kết rõ rang như Shin tea
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Thông tin Cửa hàng

HOTLINE: 0868 140 984
 
Website: https://shintea.com chuyên các sản phẩm trà Thái nguyên
Website: https://shinbettacoffee.com chuyên các sản phẩm trà oolong, shan tuyết và ấm chén uống trà Nhật Bản
website: https://shintea.vn
 
SHIN TEA TP. HỒ CHÍ MINH
- Địa chỉ mua hàng Online: Chung cư Mỹ phước 280/29 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM (làm việc đến 22:00 hàng ngày, kể cả Lễ, Tết)
- Địa chỉ uống trà & mua hàng trực tiếp: Tầng trệt chung cư 482A Nơ trang long, Phường 13, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM (Làm việc đến 18:00 các ngày trong tuần, T7&CN đến 21:00)

SHIN TEA HÀ NỘI
- 46 Phố Pháo Đài Láng - Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội
Shin tea
Shin tea
tra shan tuyet
địa chỉ mua trà thái nguyên
QC am chen uong tra nhat ban
tra oolong
Bảng giá chè thái nguyên
Shintea.vn

Bản đồ

Fanpage

 

Liên hệ

*Cty TNHH TM DV Shin tea
46 Phố Pháo Đài Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa, Hà Nội
*Chè Tân Cương Thái Nguyên tại Tp.HCM
0.14 Chung cư 482A, Hẻm 482 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2021 - Shin tea - Bảo lưu mọi quyền - Developed by Mãnh Tử Nha
 
 
Gọi ngay/Call now