Hiện nay, cơ xương khớp bao gồm biểu hiện của bệnh viêm khớp, phong khớp hay gout không đang là những căn bệnh gây đau nhức và biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí theo chúng ta như một bệnh mãn tính mà nếu chỉ điều trị bằng thuốc đôi khi có hại cho cơ thể. Có một loại thảo dược dễ tìm, và có thể dùng hàng ngày để bổ trợ rất tốt đã được chứng minh: đó là trà xanh thái nguyên, hồng trà hay những loại trà thảo dược khác. Cùng tìm hiểu qua về những căn bệnh này và tác dụng của trà hiệu quả thế nào nhé
I. Trà xanh là "thần dược" của xương khớp, đặc trị chứng loãng xương ở người già.
Trà xanh nói chung và trà xanh thái nguyên nói riêng là thức uống có khả năng bổ sung nguồn chất chống ôxy hóa và các vitamin phong phú cho cơ thể. Điều này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chứng minh với những công dụng nổi bật như: giảm huyết áp, tốt cho tim mạch, ngừa ung thư...Đối với người già thường ảnh hưởng nhiều với bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương,...và trà xanh chính là thảo dược hỗ trợ rất tốt chống lão hoá cơ xương khớp theo như một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sức khỏe Nutriotion Research, trà xanh giúp chậm quá trình lão hoá, tăng sức đề kháng cho cơ xương khớp và tránh loãng xương.
Còn một nghiên cứu ở Hồng Kông, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trà xanh chứa nhiều hợp chất có thể kích thích việc tạo xương, đồng thời giúp trì hoãn việc mất chất xương. Từ đây, trà xanh được xem như một phương pháp điều trị tiềm tàng đối với chứng loãng xương và nhiều bệnh về xương khác.
Theo các nhà khoa học, trong trà xanh chứa các thành phần chính là EGC, GC và GCG . Chất EGC giúp tăng cường hoạt động của một loại enzyme quan trọng có tác dụng kích thích xương tăng trưởng khoảng 80%. Đồng thời, hàm lượng EGC cao cũng giúp ngăn chặn hoạt động của một loại tế bào phá vỡ hoặc làm yếu xương.
Với nghiên cứu này, trà xanh đã thực sự được tin tưởng như một "thần dược" dành cho người cao tuổi bởi đem lại hy vọng trong việc điều trị chứng loãng xương và thoái hóa khớp.
Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp ngày càng trẻ hoá, từ 30 trở đi đã mắc bệnh này.
II. Uống trà xanh giúp giảm axit uric, phòng ngừa bệnh gout
1. Lợi ích khi uống trà xanh với cơ thể con người
Trà xanh đã có từ lâu và được coi như thức uống thứ 2 sau nước, tuy nhiên không chỉ là thức uống giải nhiệt, mà trong trà còn có nhiều yếu tố tốt cho sức khoẻ
Chống lão hóa
Trà xanh có chứa một loại polyphenol có hoạt tính sinh lý và chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể con người chống lại sự lão hóa, là chất diệt các gốc tự do rất hiệu quả.
Tốt cho tim mạch
Chất polyphenol trong trà xanh có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Uống trà xanh thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Làm đẹp
Trà xanh có tác dụng làm đẹp và dưỡng da, rửa mặt bằng trà xanh có thể kiềm dầu, thu nhỏ lỗ chân lông, đồng thời có thể ngăn ngừa lão hóa da.
Ngăn ngừa ung thư
Uống trà xanh có tác dụng nhất định đối với việc ngăn ngừa ung thư, và nó có tác dụng tiêu diệt các khối u và tế bào ung thư.
Bảo vệ răng của bạn
Lá trà xanh là thức uống có tính kiềm, chứa một lượng flo nhất định có thể làm giảm quá trình hấp thụ canxi của cơ thể nên có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ răng rất tốt.
Giúp tinh thần tỉnh táo
Trong lá trà có chứa một lượng cafein nhất định, có thể nâng cao sự hưng phấn của vỏ não, thúc đẩy trung khu thần kinh ở trạng thái tập trung, giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn.
Tăng tuổi thọ
Các polyphenol, caffeine, vitamin C, chất thơm, lipopolysaccharides ... trong trà xanh có thể tăng cường hoạt động của cơ tim con người và tính đàn hồi của mạch máu. Ức chế xơ cứng động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành, tăng cường miễn dịch và giúp con người tuổi thọ.
Kháng vi khuẩn, vi rút
Các polyphenol trong trà có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn và vi rút gây bệnh, đồng thời có tác dụng rõ ràng trong việc chống viêm.
2. Uống trà xanh giúp giảm axit uric, phòng ngừa bệnh gout
Sau khi tham khảo các lợi ích mà trà xanh mang lại cho sức khỏe, có lẽ bạn đọc cũng đã biết trà xanh tốt cho cả người bị gout. Trà xanh là chất chống viêm hữu hiệu đối với quá trình tích tụ axit uric gây ra Gout.
Uống trà xanh giúp giảm axit uric, phòng ngừa bệnh gout
Bên cạnh đó, trà xanh là loại thức uống có tính kiềm. Uống trà có thể duy trì sự cân bằng axit-bazơ bình thường của máu. Trà có chứa các ancaloit như cafein, theophylin, theobromine, xanthine,… làm cho nó trở thành một loại nước giải khát có tính kiềm tuyệt vời. Nước trà có thể nhanh chóng được hấp thụ và oxy hóa để tạo ra nồng độ cao hơn các chất chuyển hóa kiềm, trung hòa các chất chuyển hóa có tính axit trong máu kịp thời.
Chính vì vậy, uống trà xanh thường xuyên còn giúp giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu, phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.
III. Những loại trà giảm axit uric mà người bị gout không nên bỏ qua
1. Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị tăng axit uric
Những dấu hiệu dưới đây có thể là biểu hiện của bệnh gout, Hãy cùng tham khảo để chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất nhé
Sưng khớp
Axit uric tăng cao và hình thành các tinh thể urat và chúng có thể sẽ bám vào khớp. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu như sưng đỏ, nóng khớp. Do đó, nếu không có các bệnh lý khác, nếu bị sưng khớp, nên kiểm tra axit uric càng sớm càng tốt.
Đau khớp
Triệu chứng rõ ràng nhất của tăng axit uric thường nằm ở các khớp ngón chân. Sau khi sưng khớp ngón chân, đau khớp đột ngột là biểu hiện tiếp theo khi bị tăng axít uric và bệnh gút.
Biểu hiện của tăng axit uric gây bệnh gút
Sốt
Khi xảy ra hiện tượng sưng khớp, axit uric bám vào mô khớp sẽ khiến khớp bị viêm. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bên trong cơ thể có dấu hiệu viêm ở một vị trí nào đó.
Đi tiểu bất thường
Bệnh gút là do sự bài tiết bất thường của axit uric, tuy nhiên, quá trình đào thải axit uric là do thận thực hiện. Sau khi vượt quá nồng độ cho phép, axit uric dư thừa sẽ tăng gánh nặng cho thận, từ đó làm tổn thương chức năng thận, ảnh hưởng đến tiểu tiện và gây ra các triệu chứng bất thường như tiểu khó, tiểu nhiều lần.
2. Những loại trà giảm axit uric mà người bị gout nên uống
Tăng axit uric khi không can thiệp kịp thời thì bị gout là điều tất nhiên. Vậy thì để phòng trước bệnh gout cũng như giảm axit uric ở người đang bị gout, hãy thử uống một số loại trà có tác dụng giảm axit uric dưới đây.
Trà đen
Trà đen là loại trà phổ biến được nhiều người yêu thích. Trong trà đen có chứa nhiều phenol có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ ở dạ dày và ruột, thanh nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, trà đen còn chứa các chất đặc biệt, có thể làm loãng nồng độ axit uric trong cơ thể một cách hiệu quả, thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
Trà đen - trà giảm axit uric hiệu quả
Trà xanh
Trong các thành phần có trong trà xanh, lượng purin tương đối thấp, phù hợp với những người có nồng độ axit uric cao. Nếu một lượng nhỏ baking soda được thêm vào trà xanh để trung hòa độ pH của cơ thể, thì nó cũng có thể làm giảm axit uric. Tuy nhiên, khi uống cần pha đúng cách, không được lạm dụng.
>>> Xem các sản phẩm trà xanh tại đây
Trà kiều mạch
Kiều mạch tuy là một loại hạt thô nhưng nếu được pha với nước có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và giúp lợi tiểu. Khi nước tiểu tăng lên, một phần axit uric trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài, từ đó đạt được hiệu quả giảm axit uric.
Trà hoa hồng
Pha trà hoa hồng không chỉ có tác dụng dưỡng da mà nếu uống thường xuyên còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiểu tiện. Nhờ đó một lượng nhỏ axit uric sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, giúp làm giảm lượng axit uric.
Trà râu ngô
Trà râu ngô được biết đến như một loại nước thanh nhiệt, lợi tiểu, đây cũng là loại trà có tính kiềm, giảm lượng axit uric bằng cách kiềm hóa nước tiểu.
Trà râu ngô - rất tốt cho người bị tăng axit uric
Trà lá sen
Trà lá sen có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng bài tiết của thận, giúp đào thải axit uric qua nước tiểu nhanh hơn, từ đó giảm hàm lượng axit uric.
Trà hoa cúc và táo mèo
Trà hoa cúc và trà táo mèo thích hợp hơn với những bệnh nhân có axit uric cao, khó tiêu vì hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt giảm hỏa, táo mèo giúp tiêu hóa tốt. Đối với một số người có axit uric cao và thói quen ăn uống kém, uống trà hoa cúc và táo mèo thường xuyên có thể giúp giảm axit uric và cải thiện cảm giác thèm ăn.
Trà kim ngân hạt sen
Người có axit uric cao uống trà kim ngân hạt sen rất tốt, vì hạt sen có tác dụng dưỡng tâm, an thần, kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sự kết hợp của hai chất này có thể giúp lợi tiểu, giúp người bị gout kiểm soát được nồng độ axit uric trong máu.
IV. Một số lưu ý khi uống trà xanh với người bị gout
Mặc dù trà xanh rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những ai đang bị gout. Nhưng uống sao cho đúng, để trà xanh phát huy được hết tác dụng thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Không nên uống trà quá đặc, nhất là những ai đang có vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày. Chất cafein trong trà có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị, uống nhiều trà xanh sẽ làm tăng tiết axit dịch vị làm ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Đối với những người bị lạnh bụng không nên uống nhiều trà xanh vì dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Trà xanh có thể giải khát vì caffeine trong trà xanh có tác dụng hưng phấn đáng kể đối với hệ thần kinh trung ương của cơ thể con người. Tuy nhiên, nó đã trở thành gánh nặng cho người suy nhược thần kinh, gây mất ngủ.
Vì chất catechin polyphenol của trà xanh có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa nhất định, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm phân khô, dễ gây táo bón.
Tránh dùng trà xanh để uống thuốc, vì axit tannic trong trà xanh kết hợp với nhiều vị thuốc sẽ tạo ra kết tủa, cản trở sự hấp thu và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Không uống trà xanh khi đói hay uống sau bữa ăn. Axit tannic trong trà sẽ phản ứng với các phân tử sắt trong thức ăn tạo ra kết tủa, điều này cũng sẽ khiến cơ thể con người không hấp thụ được các phân tử sắt trong thức ăn, lâu dần sẽ gây ra tình trạng cơ thể thiếu sắt, thậm chí gây thiếu máu.