Uống trà Tân cương Thái Nguyên không chỉ ngon, mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Bởi thế mà từ xa xưa trà đã được coi là vị thuốc tự nhiên quý báu, vừa là đồ uống giải nhiệt, làm cơ thể sảng khoái và tỉnh táo, vừa có tác dụng chữa nhiều bệnh và bổ sung nhiều chất tốt cho răng, mắt, tiêu hoá... và còn rất nhiều yếu tố nữa mà không phải ai cũng biết
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Mỗi nhật y như thử
Lương y bất đáo gia.
Nghĩa là
Buổi tối ba chén rượu
Sáng ra uống chén trà
Ngày nào cũng như thế
Thầy thuốc không đến nhà.
- Thơ cổ tương truyền -
Từ khi xuất hiện, trà vốn đã được coi là một loại lá cây chứa dược tính, dùng nhiều trong điều trị bệnh, tăng cường sức khoẻ và đến nay, trà còn được nâng lên tầm nghệ thuật thưởng thức, nghệ thuật chế biến, nghệ thuật pha trà.... và lan rộng khắp 5 châu 4 bể, mỗi quốc gia lại có một nét riêng, một văn hoá riêng và có nơi trở thành đạo.
Trà vỗn dĩ dung dị, nhưng với những công dụng quý giá như thế, mà Trà đã trở nên thân quan, trở thành bạn với những người đam mê, yêu thích trà.
Trong bài viết này, hãy cùng
Shin tea tìm hiểu 10 công dụng rất tốt cho sức khoẻ từ trà tân cương thái nguyên, mà không phải ai cũng biết nhé:
10 CÔNG DỤNG MÀ TRÀ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN MANG LẠI
1. Giá trị dinh dưỡng trong chè tân cương thái nguyên
Qua việc nghiên cứu, chứng minh của các nhà khoa học trong một thời kì dài, hàm lượng hóa học có trong lá trà vô cùng phong phú, bao gồm hơn 500 thành phần các loại, trong đó có rất nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có tác dụng trong việc phòng chữa các loại bệnh. Vậy chè thái nguyên có những giá trị dinh dưỡng nào?
1.1. Chất phenol
Hàm lượng phenol có trong lá trà (chủ yếu là ở cây nhi trà) thường chiếm 20-30%, là một loại oxi tự do phổ biến nhất của hợp chất, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm v.v
1.2. Chất caffeine
Nghe đến chất này hầu như ai cũng đều liên tưởng đến caffe và lo sợ sẽ bị mất ngủ. Nhưng sự thật, mức độ tinh cà phê (caffeine) ở trà rất tốt. Nó là chất tác động cho con người luôn tỉnh thức. Đặc biệt cho người có chứng bệnh mệt mỏi, buồn bã khi vừa thức dậy, hay cần tỉnh táo để tập trung tư tưởng, làm việc ban đêm. Một ngày năm bảy tô trà xanh lớn thì mức độ caffeine cũng không đến mức báo động như bạn tưởng. Tinh cà phê lại giúp cho việc lọc máu, thuận tiểu. Rất hiếm có người uống trà lại bị bệnh sạn thận.
1.3. Chất lipopolysacchrides
Hàm lượng chất lipopolysacchrides trong lá trà vào khoảng 3%, nó có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ.
1.4. Tannic acid
Chất tannic có tác dụng chống lại các chất độc alkaloid, cho nên tác dụng của chè thái nguyên rất tốt cho việc tiêu hóa các loại thức ăn nhiều mỡ. Chất này còn có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của con người.
Những thành phần dinh dưỡng trong lá trà được ví như những vị thần dược cho sức khỏe con người
1.5. Các chất dầu
Trong trà có nhiều loại dầu thực vật. Đó là nguyên nhân khiến trà có hương vị thơm tho ngọt ngào. Nhưng quan trọng hơn là các chất dầu này có tác dụng rất quan trọng trong việc trấn tĩnh hệ thần kinh, làm phấn chấn tinh thần, điều hòa hệ thống hô hấp.
1.6. Các loại axit amin
Các loại axit amin có trong lá trà rất phong phú, gồm hơn 25 loại, trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra còn có chất histidine cần cho trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành. Hàm lượng axit amin có trong lá trà chiếm từ 2-5%, nó là đơn vị chủ yếu của thành phần protein chứa trong tế bào để tạo nên cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong bộ máy trao đổi chất của cơ thể, tác dụng của chè thái nguyên còn giúp giảm huyết áp, chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe, có lợi cho việc hóa trị liệu đối với người bị ung thư.
Trong những năm gần đây, người ta đã tách chất hồng trà có trong hồng trà, có tác dụng chống lão hóa, chống lại sự di căn của ung thư, giảm lượng đường, giảm lượng mỡ v.v Những lợi ích này rất có tác dụng về sức khỏe đối với cơ thể, có thể phòng và chữa bệnh.
Uống trà rất tốt cho cơ thể, mang lại nhiều sức khỏe cho người thưởng trà
1.7. Các loại khoáng chất
Tác dụng của chè thái nguyên khi uống giúp bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua thí nghiệm của các nhà khoa học, trong lá trà có chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Có tới hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; nguyên tốvi lượng gồm đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể.
Nguyên tố đại lượng chủ yếu là photpho, kali, canxi, natrimagie, lưu huỳnh; nguyên tố vi lượng chủ yếu là sắt, mangan, kẽm, selen, đồng, flo và iot.
Hàm lượng kẽm có trong lá trà khá cao, đặc biệt là trong trà xanh, bình quân mỗi gam trà xanh chứa 73 mg kẽm, cao nhất là 252 mg; bình quân mỗi gam hồng trà cũng chứa 32 mg kẽm.
Về hàm lượng sắt bình quân chứa trong lá trà, mỗi gam trà khô chứa 123 mg; mỗi gam hồng trà chứa 196 mg.
Những nguyên tố này có tác dụng quan trọng đối với bộ máy sinh lí của cơ thể. Thường xuyên uống trà sẽ có được những khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, người ta đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi đối với vi lượng nguyên tố chứa trong lá trà và đã đạt được những kết quả nghiên cứu lớn, ví dụ thông qua việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng selen chứa trong lá trà có tác dụng tích cực đối với việc phòng và chữa bệnh.
Tác dụng của chè thái nguyên giúp trấn an tinh thần, giảm stress, giúp đầu óc luôn tỉnh táo và thoải mái
1.8. Vitamin có trong lá trà
Trong lá trà có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể
Trong các chất dinh dưỡng chè thái nguyên thì hàm lượng vitamin chứa trong lá trà rất nhiều. Hàm lượng vitamin B thông thường vào khoảng 100-150 ppm có trong trọng lượng tịnh của lá trà.
Hàm lượng (vitamin B5) có nhiều nhất trong các loại vitamin B, nó ở vào khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng tránh bệnh hủi và các bệnh về da.
Hàm lượng vitamin B1 có trong lá trà cao hơn ở rau, vai trò thường ngày của vitamin B1 là có thể duy trì hệ thần kinh, tim và hệ thống tiêu hóa.
Cứ trong 100 gam lá trà thì có khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2), mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 5-7% lượng cần thiết của cơ thể, chức năng hàng ngày là nó có thể tăng cường độ đàn hồi của da và võng mạc.
Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng 0,5-0, 7 ppm trong trọng lượng tịnh của lá trà, mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 6-13% lượng cần thiết của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó có chức năng thay thế chất béo và hợp chất nucleotide.
Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao, cao nhất là ở trà xanh, khi đó hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 0,5%, vitamin C có thể phòng tránh bệnh xấu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương.
Hàm lượng vitamin E (tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, chủ yếu tồn tại troong thành phần của chất béo. Vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa.
Hàm lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu.
Uống trà có thể bổ sung rất nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong lá trà có chứa rất nhìều hàm lượng vitamin. Căn cứ vào tính hòa tan có thể phân thành vitamin hòa tan trong nước và vitamin hòa tan trong chất béo (bao gồm các loại vitamin B và vitamin C), có thể thông qua việc uống trà để cơ thể hấp thụ trực tiếp các loại vitamin đó.
Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng và sự miễn dịch của cơ thể, còn được gọi là axit chống máu xấu. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà khá cao, cứ 100âmm trà xanh thường có 100-250 mg, thuộc vào loại cao như trà Long Tỉnh có thể đạt tới hơn 360 mg, còn có hàm lượng cao hơn cả một số loại hoa quả như chanh, cam quýt. Hồng trà, trà ô long trong quá trình chế biến sẽ xuất hiện sự lên men, hàm lượng vitamin C khi chịu sự oxi hóa sẽ giảm, 100 gam lá trà còn 10 mg, đặc biệt là hồng trà hàm lượng càng thấp hơn. Vì vậy, càng có nhiều lượng trà xanh thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Mỗi người mỗi ngày chỉ cần uống 10 gam trà xanh cao cấp là đã đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
(Trích từ quyển sách: uống trà trị bách bệnh)
2. Dược tính và 10 tác dụng của dược tính có trong chè tân cương thái nguyên
Từ những thành phần dưỡng chất có trong lá trà vậy thì tóm lại chè khô thái nguyên có các tác dụng gì cho sức khỏe con người?
2.1. Hỗ trợ điều trị Ung thư
Trong búp trà khi đã được sấy khô có chứa nhiều tanin mà thành phần chính là EpiGalloCatechic Gallat (gọi tắt là EGCG) có tác dụng chống khối u và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư và nhất là ung thư liên quan đến dạ dày, ruột và vú.
2.2. Hỗ trợ Giảm cân
Trong búp chè có chứa Cafein và chất Tanin có tác dụng rất tốt với việc đào thải chất mỡ và các độc tố vì vậy uống chè bắc giảm cân rất hiệu quả.
2.3. Chống lão hóa
Nhờ vào hàm lượng vitamin E có trong lá trà có tác dụng chống oxy hóa, làm trung tính các gốc tự do (nguyên nhân gây già nua), chính vì thế chè thái nguyên có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
2.4. Hỗ trợ điều trị Hôi miệng
Để phòng ngừa bệnh hôi miệng và các vấn đề về răng và nướu, bạn chỉ việc pha trà với nước, sau đó dùng nước súc miệng thường xuyên mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
2.5. Cung cấp nhiều vitamin
Các loại vitamin có trong trà thái nguyên bao gồm: nhóm vitamin B, B1, B2, B5, B11, vitamin E, ngoài ra theo nghiên cứu cho thấy trong một tách trà được pha ra có lượng Vitamin C nhiều hơn một quả cam. (tham khảo tác dụng từng loại vitamin ở trên).
2.6. Tăng khả năng sinh sản
Năm 1998, một nghiên cứu của Kaiser Permanente Medical Care Program ở California đã chứng minh rằng uống chè xanh sẽ tăng khả năng sinh con nhờ vào những nguyên tố đại lượng và vi lượng có trong trà.
2.7. Hỗ trợ lưu thông máu
Công dụng chè thái nguyên còn giúp hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, từ đó làm giảm nguy cơ gây nên vữa, xơ cứng động mạch.
2.8. Ngăn ngừa các bệnh viêm khớp
Nhờ vào hợp chất Polyphenol có trong trà có tác dụng lên các khớp của cơ thể nên việc uống trà thái nguyên thường xuyên cũng giúp bạn ngăn ngừa, giảm thiểu được một số bệnh về khớp.
2.9. Giảm thiểu các bệnh về tim mạch
Giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm.
2.10. Giảm stress
Trong trà xanh thái nguyên có chưa hàm lượng caffein nên khi uống trà vào các buổi sáng sáng hoặc sau giờ làm việc sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, thoải mái, thư giản và giảm stress hiệu quả. Ngoài ra, trà xanh thái nguyên trị mụn rất tốt.
(Lưu ý: Kết quả có thể đa dạng tùy theo cơ địa của mỗi người)
Trong búp chè có chứa Cafein và chất Tanin có tác dụng rất tốt với việc đào thải chất mỡ và các độc tố vì vậy uống chè bắc giảm cân rất hiệu quả
3. Những điều không nên làm khi uống trà tân cương thái nguyên
- Không nên pha trà bằng bình, chén kim loại vì chất tannic acid trong trà có thể làm rỉ kim loại và hỗn hợp với kim loại gây hại cho người uống.
- Không đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao: Khi nhiệt độ quá cao sẽ làm chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe.
- Không uống trà đặc: Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.
- Không nên uống trà lúc đói: Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị.
- Không uống trà ngay sau bữa ăn: Trong lá chè có nhiều axít tannic, sau khi uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng tới kết tủa axít tannic, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.
Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay: Thịt dê, thịt chó là loại sản phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu sau khi ăn thịt dê, thịt chó lại uống nước trà ngay, axít tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.
- Không nên uống trà khi đang uống viên sắt: Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp cần, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
- Không uống trà khi bị sốt: Trong trà có một chất gọi là muối chè dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể.
- Không uống nhiều trà khi mang thai và cho con bú: Chất caffeine sẽ kích thích quá mức não bộ còn rất non nớt của thai nhi và trẻ nhỏ. Hơn thế, một số chất trong trà sẽ giảm sinh sữa.
- Không nhai và nuốt lá trà: Trong trà có một chất không tan trong nước, nhưng ở nhiệt độ cao sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene, vì thế nếu nhai nuốt trực tiếp sẽ gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.
4. Tác dụng của trà tân cương thái nguyên với sức khoẻ con người
Thường xuyên duy trì điều độ mỗi ngày từ 3 – 5 tách trà để mang lại hiệu quả cho sức khỏe và đẩy lùi được nhiều bệnh tật
Đối với người dân Việt Nam, có thể tác dụng của chè thái nguyên chưa được thực sự mang lại niềm tin cho con người có thể ngăn ngừa và chữa bệnh. Nhưng đối với người Nhật, trà là chìa khóa tuổi thọ cũng như làm đẹp của họ từ bao đời nay. Người nhật xem trà là 1 thức uống dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Vậy nên sau khi tham khảo qua bài viết này, bạn hãy thường xuyên duy trì điều độ mỗi ngày từ 3 – 5 tách trà để mang lại hiệu quả cho sức khỏe và đẩy lùi được nhiều bệnh tất nhé.